Kỳ đà mây
Kỳ đà mây

Kỳ đà mây

Kỳ đà mây (Danh pháp khoa học: Varanus nebulosus) đã tách thành 2 loài riêng biệt so với kỳ đà vân (Varanus bengalensis) mà còn gọi là kỳ đà Ấn Độ, hiện nay, phân loài kỳ đà này đã được nâng lên thành cấp độ loài. Kỳ đà mây phân bố ở khu vực Đông Nam Á, xuất hiện ở Myanma, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia[1] Tại Việt Nam, phân loài này phân bố ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu[2].Trong tiếng Anh, chúng được gọi là kỳ đà mây (Clouded monitor) còn ở Việt Nam, chúng còn được gọi là con cà cuống, cà cuốc hoặc gọi là kỳ đà vân do Việt Nam chỉ có phân loài này. Chúng thuộc nhóm động vật biến nhiệt, hoạt động nhiều ở nhiệt độ môi trường từ 200C đến 400C nên chỉ phân bố tại các vùng phía nam (từ Quảng Trị tới Cà Mau). Chúng động vật hoang dã quý hiếm nằm trong danh mục sách đỏ động vật Việt Nam[3].